Tác giả: TS. David J. Lieberman. - Dịch giả: Quỳnh Lê. Nhà xuất bản: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
Giới thiệu về nội dung Đọc Vị Bất Kỳ Ai - Để Không Bị Lừa Dối Và Lợi Dụng
Các kết quả nghiên cứu trong cuốn sách này được đưa ra dựa trên phương pháp S.N.A.P - cách thức phân tích và tìm hiểu tính cách một cách bài bản trong phạm vi cho phép mà không làm mếch lòng đối tượng được phân tích. Phương pháp này dựa trên những phân tích về tâm lý, chứ không chỉ đơn thuần dựa trên ngôn ngữ cử chỉ, trực giác hay võ đoán.
Cuốn sách này đang được FBI, Quân đội Mỹ, các công ty thuộc Fortune 500 và quan chức chính phủ của hơn 25 quốc gia sử dụng.
"Đọc Vị Bất Kỳ Ai" chỉ ra từng bước rõ ràng để có thể nhận biết ai đó đang nghĩ gì và cảm thấy thế nào trong những tình huống thực tế của cuộc sống. Ví dụ: bạn sẽ biết được người bán hàng đó có thật sự đáng tin hay không, hoặc buổi hẹn hò đầu tiên có đúng như mong muốn của bạn không hay đi theo hướng khác. Và trong những cuộc thương thuyết, thẩm vấn, tranh luận... bạn có thể dễ dàng nhận ra ai đang ủng hộ bạn - điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc, sức lực, thậm chí tránh được những cơn đau tim!
Đọc vị bất kỳ ai gồm hai phần :
Phần I _ Giúp bạn đọc vị được người khác một cách nhanh chóng, để biết được suy nghĩ, cảm giác và xúc cảm cơ bản của họ. Phương pháp này có thể áp dụng với bất kỳ ai, tại bất kỳ đâu và trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Phần này tập trung vào bảy câu hỏi chính mà bạn có thể gặp phải khi xét đoán suy nghĩ và dự định của người khác; thông qua những ví dụ thực tế bạn sẽ thấy các thủ thuật và chiến thuật có thể được áp dụng vô cùng dễ dàng.
Phần II _ Phân tích các trường hợp mà bạn cần đi sâu vào chi tiết hơn. Trong phần này, bạn sẽ học cách xây dựng được một bản tính cách tương đối chi tiết cho một người, học cách đoán biết được suy nghĩ hay cảm giác của họ, và điều mà họ sẽ làm tiếp theo đó.
Vẫn biết rằng mục đích tối hậu của doanh nghiệp là lợi nhuận, nhưng lợi nhuận ở đây phải có nghĩa là hưởng lợi lạc.
Là một vị Bồ Tát, ta được hưởng rất nhiều lợi lạc. Nếu kiếm lợi nhuận mà đem lại an vui thì việc làm của ta không có gì là sai trái. Ta có thể vẫn kiếm lợi nhuận mà không tàn hại, mà phát huy công bằng xã hội, đem lại hiểu biết và giảm thiểu khổ đau.
Muốn thế, phải ngưng chạy theo quyền hành, tiền tài, danh vọng và sắc dục. Bốn thứ ấy đi liền với nhau. Không thực tập chánh niêm, ta sẽ là nạn nhân của chúng.
Tất cả chúng ta ai cũng muốn có quyền lực và thành công. Nhưng nếu vì cố sức tranh đấu để có được quyền lực, rồi lại cố sức tranh đấu bảo vệ quyền lực mà bị hao mòn, mệt mỏi, bị chia cách tình nghĩa thì đâu còn có thể vui hưởng quyền lực và thành công? Quyền lực và thành công như vậy thật chẳng có ý nghĩa gì. Sống một cuộc sống sâu sắc và hạnh phúc, có thì giờ chăm sóc người thương là một thành công khác, một quyền lực khác, một thứ thành công và quyền lực quan trọng hơn nhiều. Chỉ có một thành công đáng kể đó là thành công khi chuyển hóa tự thân, vượt thắng phiền não, sợ hãi và ân hận. Đây là thứ thành công, thứ quyền lực đem lợi cho chính ta và cho những người khác mà không gây ra một tác hại nào.
Muốn có quyền lực, muốn được danh tiếng hay giàu sang không phải là điều xấu. Nhưng phải nhớ rằng chúng ta theo đuổi quyền lực, danh tiếng hay tiền tài là để được hạnh phúc. Nếu giàu có và quyền lực mà không hạnh phúc thì giàu có và quyền thế để làm gì?
Tập sách này sẽ cống hiến những thực tập đơn giản, thiết thực và hữu hiệu để tạo một thứ quyền lực đích thực, đó là tự do, an ninh và hạnh phúc mà tất cả chúng ta đều mong muốn, nơi đây, ngay bây giờ, cho chính chúng ta, cho gia đình, cộng đồng, xã hội và cho cả hành tinh.
Mục lục:
Mở đầu: Quyền lực và hạnh phúc
Một: Quyền lực đích thực
Hai: Nghệ thuật sử dụng quyền lực
Ba: Nghệ thuật chánh niệm
Bốn: Đạt được những gì ta thực sự mong muốn
Năm: Bí quyết hạnh phúc
Sáu: Tình thương không biên giới
Bảy: Có mặt
Tám: Chăm sóc những yếu tô phi - doanh - thương
Chín: Thắp sáng tỉnh thức cộng đồng
Phụ lục A. Những bài thiền tập cụ thể hơi thở chánh niệm
Phụ lục B. Làm việc và vui chơi: câu chuyện về hãng Patagonia
“Sống với Mười Ðiều Lành là sống có đạo đức không làm khổ mình, khổ người và cũng không làm khổ tất cả chúng sinh, là con đường hạnh phúc chân thật của đạo đức nhân quả.”
Eamonn Butler đã viết được một tác phẩm dẫn nhập đáng khâm phục và đầy sức thuyết phục về cuộc đời và tư tưởng của Adam Smith. Đây là tác phẩm dẫn nhập ngắn và hay nhất mà tôi từng biết, nó sẽ giúp mọi người hiểu được thực chất tư tưởng của Adam Smith là gì. Eamonn Butler tránh xa những cuộc bút chiến về kinh tế chính trị học của Adam Smith mà người ta đã viết rất nhiều suốt bao năm qua. Cuốn sách này, viết về con người và tác phẩm của Adam Smith, là một sự đánh giá chính xác công trình tổng hợp có một không hai của ông về sự tiến hoá của xã hội Anh cho đến giữa thế kỉ XVIII.
Tác phẩm The Theory of Moral Sentiment (Lí thuyết về cảm nhận đạo đức), ít được biết đến hơn được xuất bản mười bảy năm trước khi cuốn An Inquiry into the Nature and Causes of The Wealth of Nations (Của cải của các quốc gia) xuất hiện. Người ta đã cho rằng trong giai đoạn đó Smith đã chuyển từ quan niệm cho rằng lòng nhân từ là động cơ hành động của con người sang quan niệm cho rằng tính tư lợi phi đạo đức mới là động cơ đích thực. Nhưng từ những ghi chép của những sinh viên vô danh trong các năm 1762-1763, chúng ta biết rằng phần lớn các bài giảng của Smith đã tái xuất hiện gần như nguyên văn trong tác phẩm Của cải của các quốc gia, xuất bản vào năm 1776. Ông xuất bản các bài giảng (1751-1764) dưới tên gọi là Lí thuyết về cảm nhận đạo đức vào năm 1759. Như vậy là Adam Smith không có những quan điểm trái ngược nhau về động cơ của con người.
Smith là nhà luân lí học. Trong thế kỉ XVIII kinh tế học chưa trở thành ngành học riêng biệt, mãi đến thế kỉ XIX nó mới trở thành một ngành học mới. Đúng là đã có rất nhiều tác giả, cả trước đây lẫn hiện nay, viết về kinh tế (Đại học Yale lưu trữ mấy ngàn tác phẩm viết từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII), và một số người đã có đóng góp đối với môn kinh tế học, nhưng không có ai khảo sát một cách qui mô và theo kiểu như Smith đã làm.
Trước Smith, môn kinh tế chính trị học tập trung vào việc làm giàu cho hoàng đế và quốc gia bằng những thỏi vàng và bạc để tài trợ cho những cuộc chiến tranh ở nước ngoài. Của cải của các quốc gia tập trung chú ý vào việc làm giàu cho người tiêu thụ thông qua “sản phẩm hàng năm của đất đai và sức lao động”. Đấy không chỉ là một cuốn sách giáo khoa thông thường, đây là một tác phẩm chú tâm thảo luận về bản chất của của cải và những nguyên nhân làm cho của cải gia tăng. Của cải của các quốc gia đã giáng một đòn chí tử vào “những nguyên tắc của môn kinh tế chính trị học” trọng tiền thời ông, khi những nguyên tắc này tiến hóa cùng với sự phục hồi của châu Âu sau vụ sụp đổ của đế chế La Mã và sự thoát thai của những quốc gia dân tộc kéo dài suốt một ngàn năm từ chế độ phong kiến và các sứ quân.
Trí tuệ của ông không phải ở chỗ phát minh ra sự phân công lao động – “vinh quang” này thuộc về Plato, còn ở thời “hiện đại” thì thuộc về Sir William Petty (1690) – mà ở chỗ nhận ra ý nghĩa của nó như là phương tiện lan truyền của cải đến phần đông dân cư chứ không phải chỉ cho những người giàu có nhất, và làm cho tất cả mọi người đều trở thành giàu có sau một vài thế hệ.
Điều đó lại đưa ông đến những câu hỏi như: Nếu phân công lao động là then chốt thì cái gì sẽ làm gia tăng sản lượng, phần đóng góp của mỗi người được quyết định như thế nào, và quan trọng là, đâu là chướng ngại vật trên đường dẫn tới sự giàu sang? Trong cú nhảy từ mô tả sang phân tích vấn đề, ông đã đặt nền móng cho một môn khoa học mới về kinh tế.
Hầu như tất cả những cái gọi là lạc đề và giải thích cụ thể những điều được cho là nguyên nhân làm cho Của cải của các quốc gia có vẻ “khó hiểu” và “không liên quan” đến độc giả thời nay là do người ta đã không hiểu ý định của ông. Ông không phải là tác giả của một cuốn sách viết về “những nguyên tắc của kinh tế học” với văn phong hiện đại - thời Smith còn sống chưa có môn học như thế. Ông chỉ viết một bản thu hoạch về quá trình tìm tòi của mình về ý nghĩa thực sự của cải của quốc gia, cái gì làm cho của cải gia tăng và thúc đẩy xã hội tiến tới thịnh vượng cũng như nguyên nhân làm cho xã hội không thể tiến bộ được. Cuốn sách của ông đã được xuất bản đúng lúc. Đấy chính là thiên tài của ông và cũng là di sản ông để lại cho chúng ta. Cuốn sách của Eamonn Butler là cơ hội tốt nhất để bạn hiểu tại sao lại như thế.
Tác giả Eamonn Butler
Tiến sĩ Eamonn Butler là Giám đốc Viện Adam Smith, một cơ quan nghiên cứu (think tank) có nhiều ảnh hưởng, từng chấp bút cho một loạt chính sách nhằm thúc đẩy sự lựa chọn và cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ trọng yếu. Ông có bằng kinh tế học, triết học và tâm lí học và đã bảo vệ luận án tiến sĩ triết học (PhD) tại trường đại học St Andrew vào năm 1978. Trong những năm 1970 ông còn nghiên cứu các vấn đề về hưu bổng và chăm sóc sức khoẻ cho Hạ viện Mỹ ở Washington, DC. Sau khi quay lại Anh, ông giữ chân biên tập viên tạp chí British Insurance Broker, rồi trở thành giám đốc Viện Adam Smith, mà ông đã góp công thành lập. Tiến sĩ Butler là tác giả của khá nhiều cuốn sách và bài báo viết về lí thuyết và hoạt động kinh tế, cũng như đồng tác giả của khá nhiều tác phẩm về trí thông minh và kiểm tra chỉ số thông minh
Tác giả: Jim Collins và Jerry I. Porras Nhà xuất bản:
Nội dung cuốn "Xây dựng để trường tồn"
Đây là một cuốn sách mà bất kỳ giáo sư nào ở đại học cũng khuyên sinh viên của mình đọc, bất kỳ ông chủ nào cũng chọn nó làm món quà tặng cho nhân viên. Dù bạn là một sinh viên quản trị, một giám đốc trẻ, một người bán hàng ở VN quen với thói làm ăn chộp giật. Đây là cuốn sách mà bạn nên đọc.
"Đây không phải là cuốn sách viết về các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng, có sức thu hút lớn. Cũng không phải là cuốn sách viết về các sản phẩm, các khái niệm sản phẩm hay những thấu hiểu về thị trường mang tính chất có tầm nhìn xa. Cuốn sách này cũng không trình bày về các hoài bão của một doanh nghiệp. Mà đây chính là cuốn sách viết về cái gì đó quan trọng, trường tồn hơn nhiều - những công ty hàng đầu có tầm nhìn xa, hoài bão lớn"... Một trong những cuốn sách kinh doanh hay nhất mọi thời đại
Tác giả Jim Collins
C. James "Jim Collins, III (sinh năm 1958, Boulder, Colorado ) là một chuyên gia tư vấn kinh doanh, tác giả, và giảng viên về chủ đề của công ty và tăng trưởng bền vững. Jim Collins thường xuyên đóng góp vào Harvard Business Review , Business Week , tạp chí Fortune và tạp chí khác...Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách: Built to Last: Successful Habits of Visionary Companies, Good to Great, How the Mighty Fall: And Why Some Companies Never Give In and "Great by Choice: Uncertainty, Chaos, and Luck - Why Some Thrive Despite Them All
Làm người lãnh đạo, muốn thành công bạn không thể không đặt yếu tố con người lên hàng đầu. Nhưng làm cách nào để nhận biết nhân tài? giữ họ ở bên cạnh mình và phát huy tối đa khả năng của họ? điều này thực ra không hề đơn giản...
Giai đoạn một, bao gồm nhận biết, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt và giữa được nhân tài; trong quá trình đó, điều bạn cần nhớ là phải dựa vào vị trí tầm quna trọng của công việc để tìm người phát huy hết tài năng của họ.
Giai đoạn hai là khi sử dụng nhân tài, người lãnh đạo phải bồi dưỡng họ, tín nhiệm họ, yêu thương họ, có thái độ khoan dung nhưng phải có khí chất quyền uy với họ...
Giai đoạn ba là người lãnh đạo phải kết hợp song song, vừa bồi dưỡng hành vi của mình, vừa bồi dưỡng cho nhân viên bao gồm khích lệ, phê bình, sát hạch, thưởng phạt, điều chỉnh và hợp tác...
Nghe trực tuyến sách nói
Lời mở đầu
Chương 1: NHẬN BIẾT NHÂN TÀI: Có con mắt tinh đời nhận biết nhân tài
Chương 2: BỒI DƯỠNG NHÂN TÀI: Phát huy khả năng tiềm tàng của cấp dưới
Chương 3: DÙNG NGƯỜI: Tạo điều kiện cho nhân tài phát huy hết khả năng
Chương 4: ĐỀ BẠT NHÂN TÀI: Để nhân tài "có đất dụng võ"
Chương 5: DỰ TRỮ NHÂN TÀI: Xây dựng "kho" dự trữ nhân tài
Chương 6: TÍN NHIỆM: Tín nhiệm cấp dưới sẽ được họ trung thành
Chương 7: QUAN TÂM: Làm một lãnh đạo có tình người
Chương 8: KHOAN DUNG: Có thể cho phép cấp dưới mắc sai lầm
Chương 9: QUYỀN UY: Trở thành lãnh tụ tinh thần của nhân viên
Chương 10: TRAO QUYỀN: Khi cần cũng nên nghỉ tay
Chương 11: KHÍCH LỆ: Khích lệ là chất xúc tác cho thành công
Chương 12: PHÊ BÌNH: Làm cho cấp dưới phải tâm phục, khẩu phục
Chương 13: SÁT HẠCH: Đánh giá đúng cấp dưới
Chương 14: THƯỞNG, PHẠT: Thưởng, phạt phân minh, có hiệu quả
Chương 15: HÒA GIẢI: Có "nhân hòa" mới có thành công
Người ta vẫn thường nói rằng nếu có duyên, những người yêu nhau ắt sẽ tìm thấy nhau trên đường đời tấp nập hoặc nếu ông Trời đã định là của nhau, thì chắc chắn sẽ thành đôi. Nhiều người vẫn nghĩ rằng đây chỉ là triết lý để an ủi những chàng trai, cô gái độc thân khi bạn bè xung quanh đã có đôi có cặp hoặc xoa dịu những trái tim cô đơn đang mong mỏi tình yêu nhưng tôi luôn nghĩ rằng những ai yêu nhau, luôn luôn phải được gắn kết bằng một chữ “duyên” nào đó. Tại sao bạn không gặp nửa kia vào một thời điểm khác mà lại vào lúc đó, tại sao bạn không yêu một người khác mà lại chọn anh chàng này để cùng chung sống trong quãng thời gian còn dài hơn cả cùng với bố mẹ mình. Tôi không thể an ủi những trái tim đã bị tổn thương trong tình yêu, tôi chỉ có thể tiếp thêm cho những trái tim đang mong mỏi thứ tình cảm thiêng liêng này những kì vọng tốt đẹp, những mong chờ đáng yêu để vào một ngày đẹp trời, bạn vô tư đón nhận chữ “duyên” của đời mình…
GẶP
Gần đây, lâu lâu tôi lại được nghe bố mẹ mình và những bố mẹ khác có con trai lớn nói với nhau rằng: “Hai nhà mình làm sui với nhau cũng được nhỉ?” - Cảm giác của bạn khi nghe câu nói này từ người lớn là gì? Bạn tủm tỉm cười vì được người lớn để ý cho con cái nhà họ hay bạn lại ghét cay ghét đắng và một mực phản đối vì không muốn bị “ép duyên” giống kiểu như ngày xưa. Còn tôi chỉ biết cười trừ, ậm ừ với bố mẹ rằng nếu có duyên mà thành đôi thì cũng được, không thì âu cũng là cái duyên chưa tới, thế thôi.
Vậy mà “cái duyên” đó cũng đưa đẩy thế nào để tôi và anh gặp nhau. Anh đang đi làm cho một công ty phần mềm ở Mỹ, gần 3 năm rồi anh mới chịu bỏ công việc, học hành ở bên kia để về thăm nhà. Vậy là bố mẹ anh dắt anh lên nhà tôi chơi như đã hứa, tối hôm đó tôi cũng được bố mẹ gọi xuống nhà ngồi chơi cho vui nhưng thực chất là coi mặt. Mới gặp nhau lần đầu, ngoài đúng nghĩa đen là “coi mặt” - tôi và anh có gì để nói với nhau chứ. Nếu tối hôm đó chúng tôi không gặp nhau thì có lẽ sau này cũng không thể gặp nhau lần nữa vì ngày hôm sau tôi bay đi Hà Nội còn anh lại tụ tập bạn bè ở Sài Gòn, trễ một ngày thì tôi đã chẳng còn ở Đà Nẵng nữa rồi, đấy có phải là cái duyên đầu tiên không nhỉ?
Sau khi trở về từ chuyến “phượt” hoành tráng của mình, tôi được bố mẹ báo là gia đình anh mời gia đình tôi ăn tối vì mấy hôm nữa anh phải quay trở về Mỹ. Rồi ngày gặp cũng đến, chúng tôi ngồi đối diện nhau cùng ăn tối, đang ngồi bỗng điện thoại tôi có cuộc gọi từ số lạ nhưng chỉ khi mới vừa alo thì bên kia đã cúp máy… số máy lạ, tôi quay trở vào thấy anh đang nhìn tôi rất lạ. Mãi đến khi về nhà rồi những ngày sau nữa, tại sao tôi cứ nghĩ rằng có phải lúc đó chính anh đã nháy máy tôi? Tôi nhớ trong bữa ăn hôm ấy, tôi có nghe rằng vào ngày đó anh sẽ bay sang Mỹ nên đúng sáng hôm đó tôi gọi lại số điện thoại lạ kia, thì: “Thuê bao này hiện đang không liên lạc được…”, nếu bạn là tôi, bạn có đa nghi giống tôi?
Mùa hè thiên đường của tôi qua đi khá vội vã. Tôi lại tự cuốn mình vào vòng xoay cũ với bạn bè và học hành, cuộc sống vẫn trôi theo như những gì đã được sắp đặt, đôi khi nhớ lại lúc cuối hè, tôi vẫn tự nhủ rằng chữ duyên của mình và anh chỉ có đến cuối mùa hè năm đó mà thôi.Đôi khi người ta không biết rằng vô tư với điều gì, thì điều ấy lại càng dễ đến và mang lại bất ngờ cho ta…
2 năm sau tôi tốt nghiệp Đại học, trường Đại học tiễn tôi với với một bản thành tích khá khẩm. Vậy là tôi bắt đầu con đường tìm kiếm học bổng du học, từ khi bắt đầu có ý thức về việc du học, tôi chỉ luôn nghĩ rằng Mỹ là nơi đầu tiên tôi không muốn đến mặc dù đó là mơ ước, là đích đến của hàng triệu hàng triệu du học sinh. Có thể một người không quá thích sự ồn ào náo nhiệt như tôi sẽ không hợp với phong cách Mỹ, con người Mỹ nên tôi thấy sợ hơn là ước ao một lần được đến nơi đó. Vậy nên tôi luôn muốn chọn cho mình những vùng đất yên bình, con người không vội vã và thiên nhiên xinh đẹp như châu Âu chẳng hạn, có lẽ những nơi đó sẽ phù hợp hơn với tính cách của tôi. Nhưng dường như cái duyên đó vẫn chưa bỏ tôi mà đi, tôi nhận được lời chấp nhận từ một trường Đại học của Mỹ ở California – nơi anh đang làm việc trong khi bố mẹ cứ giục tôi: “Lo đi học sớm còn về sớm mà lo chuyện chồng con, con ạ”. Đêm về nằm suy nghĩ, tôi phải đấu tranh giữa ý thích của mình và ý muốn của bố mẹ. Có ai như tôi, được một trường ở Mỹ cấp học bổng mà lại lưỡng lự, chắc người khác nhìn vào sẽ bảo ngay là tôi rồ dại mới bỏ cơ hội đó. Xách vali lên đường cũng đồng nghĩa là tự rước nỗi sợ hãi lẫn những điều không thiện cảm đến gần mình hơn nhưng quả thực cơ hội sẽ không đến lần hai, tôi thật sự không đủ dũng cảm để từ bỏ nó. Bố mẹ vẫn còn lo lắng tôi sẽ lơ ngơ ở sân bay khi đến Cali dù đây không phải lần đầu tôi ra nước ngoài nên cứ chạy khắp nơi xem có người quen nào ở Cali có thể đón tôi ngay khi tôi xuống sân bay. Rồi bố mẹ tôi lại nhờ ngay trúng anh với lí do anh cũng từng là du học sinh, có thể hiểu và giải quyết được những vấn đề của người mới sang như tôi, có gì anh có thể giúp đỡ, tư vấn cho tôi trong thời gian học bên kia!
LẠI GẶP
Cali đón tôi trong tiết trời rét mướt không thể tả, chuẩn bị ra khỏi máy bay tôi đã khoác lên người một đống áo ấm lẫn khăn quàng cổ mà chắc chắn khi ở Việt Nam tôi sẽ không bao giờ mặc vì khi được kết hợp với nhau, trông chúng thật “phản thời trang”. Ở Việt Nam tôi có thể dũng cảm mặt quần short tung tăng trong trời đông nhưng khi đã sang đây vào mùa này răng hàm trên với hàm dưới cứ thi nhau va vào nhau. Khi tôi đang bơ vơ giữa chốn đông người thì thấy có người giơ bảng ghi tên mình. Còn cảm giác gì hạnh phúc hơn khi có người đón mình tại nơi mình đang cảm thấy lạc lõng vô cùng như thế, lúc ấy tưởng chừng tôi có thể chạy đến ôm chầm người đó đến nơi ấy chứ, nhưng sự thật thì không thể.
- Chào em, lâu quá không gặp nhỉ.
-Dạ chào anh, cũng hơn 2 năm trời còn gì. Tôi cũng đáp lại lời anh nhưng trong lòng cứ cảm thấy khó chịu sao sao ấy.
-Em khác quá, nếu em không chạy đến chỗ anh thì anh cũng không nhận ra em ấy.
Tôi cười ngượng ngùng đáp: “Thì anh và em cũng mới gặp nhau có 2 lần, không khéo còn chả nhớ mặt nhau đâu ấy chứ”, nói xong tôi mới thấy mình phũ phàng quá.
Anh đưa tôi ra xe và chở về nhà tôi đã thuê trước, trên đường anh có chỉ cho tôi chỗ này chỗ nọ, những tuyến bus để đi từ nhà đến trường và hứa sẽ chỉ cho tôi mọi việc trong thời gian đầu. Nói chung, lần đầu đến Cali, cảm giác về nơi đây trong tôi cũng không tệ, thời tiết khá lạnh và nó làm tôi vất vả kinh khủng nhưng tôi vẫn cảm thấy hân hoan vì có được những trải nghiệm mới, con người cũng không tệ, ít nhất tôi không bị Cali cho lạc đường, bơ vơ ngoài phố như tưởng tượng (hình như tôi đang cho anh làm người Cali luôn thì phải).
EM
Tuần đầu tiên, tôi đã phải khá vất vả để bắt đầu cuộc sống mới ở đây, từ việc đăng kí nhập học, tập làm quen với môi trường mới, học cách đi Metro, đi bus, cả việc tự nấu ăn cho bản thân nữa, may nhờ có anh giúp đỡ rất nhiều, không thì tôi đã stress vì có quá nhiều thay đổi và bỡ ngỡ trong cuộc sống mới này.
Vào những ngày cuối tuần, tranh thủ lúc rảnh rỗi, anh đưa tôi đi chơi, giúp tôi làm nhiều việc. Tôi cảm thấy anh đang làm rất tốt việc bố mẹ tôi nhờ vả thì phải. Cái cách anh chăm sóc tôi thật sự rất dễ làm con gái xao lòng, vừa ân cần chu đáo và nhẹ nhàng tinh tế nhưng cũng vừa nghiêm khắc những khi cần thiết như ép tôi mặc năm bảy lớp áo ấm khi tôi cứ nhất quyết hi sinh sức khỏe vì cái đẹp. Vả lại anh hơn tôi những 8 tuổi, mặc dù mang tiếng là đi học Thạc sĩ nhưng trong mắt anh hình như tôi vẫn thiếu nhiều kinh nghiệm và ít trải sự đời, những điều anh lo lắng cho tôi cứ như người anh trai lớn lo cho em gái. Bạn có dám nói chắc rằng bạn sẽ không cảm thấy xúc động khi nhận được sự quan tâm nhiều như thế ở một nơi hoàn toàn xa lạ, nơi mà chủ nghĩa cá nhân được đặt lên hàng đầu như đất Mỹ không? Ban đầu tôi cũng vô tư không suy nghĩ mình có đang làm phiền anh không vì quả thực tôi rất cần sự giúp đỡ từ anh, nhưng dần dần tôi cảm thấy khá ngại khi anh cứ giúp tôi hết việc này đến việc khác. Chả phải anh còn công việc, còn bạn bè, những mối quan tâm riêng, hay có khi còn có cả người yêu nữa đấy ư, đôi khi tôi tự hỏi bản thân mình là gì mà bắt anh giúp tôi quá nhiều thứ đến thế. Cứ như vậy tôi mày mò tự làm tất cả những việc mình có thể, tự giải quyết những vấn đề xung quanh mình. Có những lúc anh hỏi tôi có cần giúp gì không, sao dạo này ít liên lạc với anh, tôi cũng chỉ cười trừ và bảo đã làm quen được cuộc sống ở đây, anh hãy để em tự làm mọi việc cho chủ động. Nói là nói thế, có thể anh sẽ nghĩ anh quan tâm quá sẽ làm tôi mất tự do nhưng thật sự tôi cũng rất cần sự quan tâm, sự giúp đỡ của anh – người quen duy nhất của tôi ở đây, nhưng làm sao tôi có thể cứ bám riết lấy người ta như thế.
Quay qua quay lại cũng đến kì thi, tôi vật lộn trong đống bài vở, tài liệu ngập đầu đến ăn cũng không đủ thời gian, toàn phải ăn vội mấy hộp mỳ tôm mang từ nhà sang cho qua cơn đói để tiếp tục chiến đấu với những quyển sách dày cộm chỉ toàn chữ. Một khi người ta bị stress vì học hành, công việc, ta thường có khuynh hướng rất dễ yếu lòng. Một đứa con gái được bao bọc cả về vật chất lẫn tinh thần từ bé như tôi thật khó thoát khỏi cảnh nhớ nhà triền miên, nhất là khi trong lòng cảm thấy bực bội vì đống bài vở, vì kì thi mình sắp đối mặt. Nếu khi ở nhà, mỗi kì thi mẹ đều hỏi han, động viên tôi học hành, vừa tiếp thêm động lực tinh thần, vừa bồi bổ cho tôi bằng món ngon này món ngon nọ thì khi sang đây, ngay kì thi đã không có một lời động viên nào mà còn phải tống mỳ tôm vào dạ dày cho qua bữa, nghĩ thật mủi lòng. Bất giác tôi nghĩ đến anh, chẳng nhẽ tôi lại gọi cho anh kể lể chuyện tôi bị stress vào mùa thi, tôi nhớ nhà, tôi muốn ăn cái này, muốn đi chỗ kia và bắt anh phải an ủi tôi ư? Ít ra tôi vẫn muốn mình phải thật mạnh mẽ trong suy nghĩ của anh. Nghĩ vậy, tôi vơ đại chiếc áo khoác dày sụ, lầm lũi ra đường tìm mua cho mình cốc coffee.
Từ mấy năm trước, tôi có một sở thích đó là mua một cốc coffee take-away rồi mang ra bờ sông ngồi, hai tay áp vào cốc nóng hổi rồi lại áp vào má mình, không hiểu sao nó giúp tôi thấy ấm áp lạ trong mùa đông. Muốn tìm lại cảm giác đó ở một không gian rất khác, tôi cũng tìm cho mình một chiếc ghế đá có góc khá thuận tiện nhìn cuộc sống xung quanh đang diễn ra trước mắt. Còn một đống bài vở phải hoàn thành trước deadline đang gần đến nhưng thật sự lúc này tôi rất cần sự thảnh thơi, một chút gì đó thư giãn. Ai nói là đi du học sướng, chỉ toàn đi chơi là nhiều, lúc còn ở nhà tôi cũng đã từng nghĩ như thế, nhưng có qua đến đây mới hiểu áp lực học hành là rất lớn, nếu không hoàn thành được khóa học Master trong thời gian 2 năm, tôi phải tự bỏ tiền túi ra để tự trang trải cho khoảng thời gian bị kéo dài ra đó, và chi phí sinh hoạt, học hành ở Mỹ thì không hề nhỏ. Sống trong một môi trường hoàn toàn xa lạ, tôi có cảm giác như tôi không làm chủ được cuộc sống của chính bản thân mình.
Cuộc sống cứ như dòng chảy đưa ta đi thật xa và thật nhanh, tôi cứ bị cuốn vào việc học hành, những vấn đề trong sinh hoạt hằng ngày, hết việc này đến việc khác không ngưng nghỉ. Tìm được khoảng riêng cho tâm hồn mình giữa nơi náo nhiệt và lạ lẫm như thế này quả rất khó. Từ lúc mới sang đến giờ, đây mới là lần đầu tiên tôi được ngồi lại, tự nhìn nhận lại mình, tự lắng nghe bản thân mình để xem mình đang cần gì, nghĩ gì. Và quả thực, lòng tôi nói rằng tôi đang rất cô đơn, rất yếu lòng. Tôi vẫn thường hay nghĩ về anh, nghĩ về những ân cần anh dành cho tôi mà cảm thấy được an ủi nhưng có phần bất an. Tôi sợ rằng mình sẽ ngộ nhận, trong tình cảnh của tôi như bây giờ, người ta rất dễ ngộ nhận sự quan tâm đó là tình yêu nhưng tôi lại không thể ngăn bản thân mình bị sự quan tâm đó làm cho xao động. Những lúc yếu lòng như thế, tôi thường tự nhủ rằng tình cảm tôi dành cho anh sẽ đồng thời biến mất khi tôi về nước, khi tôi lại có đầy đủ tình thương từ gia đình và bạn bè, vì vậy nên thời gian này, tôi rất ít khi chủ động liên lạc với anh. Cứ như thế có lẽ tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn là việc cứ gặp anh mỗi ngày và cứ phải vật lộn trong mớ suy nghĩ làm thế nào mới đúng, liệu tình cảm của mình có là thật hay không. Bỗng dưng trời đổ mưa làm tôi giật mình thoát khỏi mớ suy nghĩ rối bời và cốc coffee trên tay đã nguội ngắt từ lúc nào, tôi chạy vội vào mái hiên tiệm ăn gần đó đứng trú mưa. Lúc nãy ra khỏi nhà tôi cứ nghĩ sẽ đi một chút rồi về nên không mặc nhiều áo và cũng chả mang theo dù. Cứ thế tôi đứng nép vào mái hiên, co ro rúc mình trong chiếc áo bông nhìn mưa Cali gõ đều trên phố. Nhìn người qua lại trên phố vội vã, tôi mới thấy mình lạc lõng làm sao, hết lượt người qua rồi lượt người lại, có ai để ý thấy cô gái châu Á bé nhỏ cũng dường như đang có bão trong lòng. Mưa dần nhỏ hạt, tôi thì lạnh toát cả người, bây giờ có đợi mưa tạnh hẳn thì chắc không về nổi đến nhà vì chết cóng ngoài phố, tôi quyết định dầm mưa chạy thật nhanh từ đây ra đến trạm bus gần đó để về nhà. Về đến nhà, tôi thấy mình hơi choáng, đầu óc cứ chông chênh, có lẽ vì mấy ngày nay ăn uống thiếu chất lại còn uống coffee, dầm mưa về nhà nên bây giờ cả người nóng sốt, chả muốn gì nữa cả, tôi chui vội vào chăn mà thiếp đi trong cái cảm giác lúc nóng lúc lạnh còn đầu óc thì chuyếnh choáng.
-Vân à, anh đây, mở cửa cho anh. Tiếng anh vang lên ngoài cửa sau một hồi nhấn chuông liên tục, trong lúc nửa mơ nửa tỉnh, tôi có nghe thấy tiếng anh gọi, nhưng vì trong người rệu rã không thể nhấc nổi tay chân, lại thêm không biết mình đang mơ hay đang tỉnh nên chả thể làm gì được.
ANH
Tôi đã gọi cửa phòng em suốt nửa tiếng đồng hồ, điện thoại thì tắt máy, hỏi những người ở chung nhà họ đều bảo có thấy em về nhà rồi. Rốt cuộc là có chuyện gì xảy ra, mấy tuần nay không thấy liên lạc gì cả, cô bé này thật sự làm tôi lo lắng. Quá sốt ruột vì sợ có chuyện gì không hay, tôi đành phải tốn thêm nửa giờ đồng hồ nữa đi tìm chủ nhà và giải thích đủ kiểu để có được chiếc chìa khóa dự phòng phòng em. Khi tôi bước vào, đèn ngủ trong phòng lờ mờ, nhìn sang bàn học thì giấy tờ, sách vở lổn ngổn, nơi bếp thì la liệt những hộp mỳ và cốc coffee mua sẵn, bật đèn lên cho sáng thì tôi hoảng hốt khi thấy em nằm co ro trong chăn, gương mặt có vẻ rất đau đớn. Gương mặt em đỏ ửng vì sốt, trán nóng rang nhưng người cứ run lên từng cơn như rất lạnh, tôi bế thốc em dậy, khoác áo khoác cho em rồi cuống cuồng đưa em vào bệnh viện. Bác sỹ chuẩn đoán em bị suy nhược do thức đêm và ăn uống thiếu chất, tâm lý bị stress đã quật ngã em như thế. Để các bác sỹ truyền nước biển cho em, tôi ra ngoài làm thủ tục nhập viện. Đến khi quay trở vào, tôi thấy em hình như đang mơ gì đó, rất buồn thì phải, có giọt nước mắt lăn trên má còn trán thì nhăn lại, cảnh tượng đó không hiểu sao làm lòng tôi quặn lại. Mấy tuần không liên lạc, tôi đang không kiểm soát được những chuyện đang xảy ra xung quanh người con gái này, tôi đã hứa với bố mẹ cô ấy sẽ quan tâm để ý giúp đỡ em trong thời gian em ở đây. Vậy mà bây giờ, thấy em như thế này trước mặt, tôi quả thật rất áy náy và sâu trong tim, không hiểu sao tôi lại thấy đau, càng không hiểu sao mình lại có cảm giác này.
-Anh à, sao em lại nằm đây, đây là đâu vậy anh? Giọng em yếu ớt gọi tôi.
-Em đang trong bệnh viện, lúc chiều anh sang nhà em, gọi cửa mãi không được, khi vào bên trong thì thấy em bị sốt nằm co rúm lại. Sao đau ốm mà không gọi anh, nếu anh không sang thì em nằm đó đến bao giờ.
-Em cố gắng cười, đáp lại tôi, nhưng sao tôi thấy trong nụ cười của em lại buồn đến thế: “Em không sao mà, chắc do lúc chiều mắc mưa nên bị sốt, mưa Cali lạnh quá anh à. Vả lại anh cũng bận trăm công nghìn việc, em cũng lớn rồi, không thể việc gì cũng gọi anh được.”
Khi nghe đến câu mưa Cali lạnh quá, tự dưng tôi như thấy được nỗi lòng trong em, tại sao em lại nói vậy, có phải em đang nhớ nhà, đang cô đơn lắm sao. Mấy năm trước khi mới sang đây, giai đoạn đầu tôi cũng phải cố gắng rất nhiều để vượt qua sự thiếu thốn tình cảm gia đình, một phần vì là con trai nên tôi dễ thích nghi với môi trường mới hơn em nên bây giờ mặc dù không nói, nhưng đôi lúc khi em buồn, tôi vẫn có thể hiểu được. Nhưng chẳng phải em cũng biết rằng em có thể coi tôi là chỗ dựa khi sang đây sao? Tại sao càng ngày em càng tự rời xa tôi như thế, em đang lo lắng điều gì, e dè điều gì ư?
CHÚNG TA
Tôi đón em từ bệnh viện về trong một ngày nắng đẹp, bầu trời Cali dường như không muốn để em buồn nữa thì phải. Bỗng dưng đang mùa đông trời lại có một ngày nắng vàng nhảy nhót làm mọi thứ dường như trở nên ấm áp hơn hẳn, có lẽ vì thế mà lòng người nên rộng mở, tươi tỉnh hơn chăng. Tôi đưa em về nhà thay đồ và nghỉ ngơi, hôm nay là cuối tuần, tôi quyết định sẽ đưa em ra ngoại ô dã ngoại, hít thở không khí trong lành sẽ tốt hơn cho người mới ốm dậy như em.
Em hôm nay cũng đã trở nên tươi tắn hơn hẳn. Tôi mua theo rất nhiều đồ ăn, thức uống, mang cả tấm khăn để trải trên thảm cỏ ngồi rồi bon bon đánh xe ngoại ô. Đây là lần đầu tiên em được ra ngoại ô sau mấy tháng ròng rã bận làm quen với cô bạn Cali đông đúc náo nhiệt. Tôi muốn hôm nay em phải ăn thật nhiều để lấy lại sức, phải vận động và hít thở thật nhiều không khí trong lành để trở nên tươi tắn như lần tôi mới đón em sang, nhiều háo hức và hứng khởi cho cuộc sống mới. Em và tôi cùng nhau đạp một chiếc xe đạp đôi như những cặp đôi khác vẫn thường làm trong công viên xinh xắn này, vốn dĩ tôi cũng sợ em ngại ngùng khi cùng đi 1 chiếc xe đạp nhưng ở đây người ta chỉ cho thuê xe đạp đôi mà thôi. Em im lặng ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên xung quanh và lâu lâu dang tay ra, nhắm mắt lại như muốn thu hết, ghi nhớ hết cái không gian này cho riêng mình mà thôi. Mặc dù không nói ra, nhưng tôi biết em thích cuộc sống thanh bình, không ồn ào, có thiên nhiên xinh đẹp như thế này hơn một Cali với những áp lực trường lớp và những cuộc đua để tồn tại. Bất giác tôi hỏi em:” Dạo này sao em không liên lạc với anh, em đã thích nghi hết với mọi việc rồi à? Em đang căng thẳng với bài vở lắm à, anh đến nhà mà chỉ thấy toàn vỏ mỳ tôm và coffee lon, sao em không ăn uống đàng hoàng mà còn có sức học bài. Chiều hôm đó em buồn gì hay sao mà lại dầm mưa về nhà vậy, anh mà đến trễ xíu nữa thì không biết em ra sao?”
Em bật cười trong veo: “Anh hỏi em từ từ thôi, sao mà nhiều câu hỏi thế?”
Nói xong tôi nhìn thẳng vào tấm lưng to rộng của anh mà nói: “Thực ra không phải là em hết việc để nhờ anh nên không liên lạc với anh nữa, nhưng thực sự em cảm thấy ngại nếu cứ làm phiền anh mãi như thế. Em sẽ sống ở đây 2 năm, chẳng nhẽ trong 2 năm đó em cứ mãi phiền anh, anh còn công việc, còn nhiều mối quan hệ khác nữa, em cũng không đủ đặc biệt để có quyền cứ việc gì khó khăn cũng phone anh như thế. Em cũng dần dần làm quen được với cuộc sống ở đây, nên em muốn tự mình xử lí mọi việc anh à.”
-Nhưng anh không nghĩ em chỉ vì thế mà đến nỗi ốm liệt giường, lúc em nằm viện, anh thấy trong giấc mơ, em đã khóc. Anh thực sự không muốn thấy em khổ sở như thế chút nào, đời sống du học rất nhiều điều phải lo, em phải thật mạnh mẽ mới có thể vượt qua những chướng ngại vật khác. Có phải em đang nhớ nhà lắm không, nhưng vẻ mặt của em lúc đó dường như không chỉ khóc vì nhớ nhà.”
-Vâng. Em xa nhà cũng gần 1 năm rồi, em nhớ gia đình, bạn bè, nhớ nơi em lớn lên. Thật sự em thấy mình quá bé nhỏ, và đôi khi không thuộc về nơi này, vì ở đây, em không quen biết ai, không có gì là sự ràng buộc giữa em và nó cả…”
Anh ngắt lời: “Không phải có anh sao?”
- Em xin lỗi, đôi khi em coi anh là người Cali, vì anh quá thân thuộc với nó, còn em mãi vẫn chỉ là người mới đến. Vả lại anh còn có bạn bè, người yêu ở đây chẳng hạn, anh còn có thể thể hiện sự quan tâm đến họ, còn em thì chẳng thể nào, người em quen duy nhất ở đây là anh, nhưng mọi thứ vẫn phải có một chừng mực nhất định nào đó.
-Ai bảo với em là anh có người yêu ở đây?
-Sao vậy anh?, em cũng không nghe ai nói cả, chỉ là không hiểu sao tự dưng em nghĩ vậy thôi. Vì anh cũng đã đi làm lâu rồi, vả lại anh cứ ở mãi bên này, hai bác gọi về mà anh cứ có chịu về đâu, nên em nghĩ chắc anh có niềm đam mê to lớn nào ở đây…
-Niềm đam mê to lớn đó là công việc đó cô nương ạ. Công việc anh đang làm ở Việt Nam chưa phát triển mấy, trong khi nó lại là đam mê của anh, nên anh không thể bỏ ngang nó mà về được.
-Vậy mà em cứ tưởng khác cơ! - Tôi cười hiền, ngập ngừng hỏi:
-Có một điều em muốn hỏi anh, có phải mấy năm trước khi anh về Việt Nam, anh có dùng số điện thoại 0909****** đúng không?
- Đúng vậy, mà sao hả em?
-Vậy có phải lúc cùng ăn tối ở nhà hàng, anh đã nháy máy em đúng không?
-Đúng thế, cho anh xin lỗi nhé, lúc đó tình cờ anh thấy số điện thoại của em trên FB nên mới thử em xem sao”
-Quả là anh rồi, sau ngày anh bay đi Mỹ, em đã gọi lại vào số đó nhưng không liên lạc được, em cũng đã đoán là anh nhưng vẫn chả có gì chắc chắn cả. Cứ thế em quên dần đi thôi. Hơn 2 năm rồi nhỉ, khi đó em giận lắm, nếu là anh thật thì không hiểu sao anh lại làm vậy nữa.
-Sorry cô bé, lúc đó anh tình cờ thấy được, không hiểu sao lại muốn đùa cô bé luyến thắng đang ngồi trước mặt anh nên mới bấm gọi thử. Thật ra ngay từ hôm cùng ăn tối với nhà em, anh cũng thấy em rất dễ thương, hồn nhiên, em kể những câu chuyện mà đối với tuổi của anh ít có thể trải qua được, điều đó làm anh khá thích thú. Nhưng anh cũng nghĩ rằng sau hôm đó thì mình cũng chả còn gặp nhau nữa và cũng không có lí do gì để gặp nhau nên anh đã không liên lạc với em. Không ngờ chữ duyên của tụi mình đứt đoạn, đến những 2 năm sau mới có thể hoàn chỉnh.
-Anh nói chữ duyên, hoàn chỉnh là sao ạ? Thật ra khi kết thúc khóa học, em trở về Việt Nam với cuộc sống của em, anh vẫn ở đây theo đuổi niềm đam mê của mình, thì mọi việc vẫn như cũ. Em nghĩ chữ duyên đó không thể gọi là hoàn chỉnh được, chẳng qua là mình may mắn thế nào lại được gặp nhau trong một hoàn cảnh chả ai ngờ tới cả mà thôi.
-Nếu 2 người ở cùng 1 nơi thì chữ duyên đó mới gọi là hoàn chỉnh đúng không em?
Tôi ngước mắt lên đầy bất ngờ: “Ý anh là gì ạ?”
-Có thể hơi đường đột, nhưng dù sao anh cũng muốn nói rõ những gì anh nghĩ. Thực sự thì anh cũng có cảm tình với em khi lần đầu gặp, nhưng phải trở lại Mỹ gấp như thế nên anh cũng chỉ coi đó là một thứ cảm tình thoáng qua mà thôi. Nhưng cho đến khi em sang đây, anh cảm thấy rằng mối duyên này đã chờ đợi khá lâu, vượt quãng đường khá xa để đến với anh, anh không thể coi nó là thoáng qua được nữa. Thêm lúc anh thấy em nằm sốt li bì, anh càng khẳng định được tình cảm của anh dành cho em và anh không muốn để em quay về Việt Nam mà không có anh.
Tôi quá bất ngờ về những gì anh nói, trước giờ tôi chỉ nghĩ rằng chỉ mình tôi đơn phương dành tình cảm cho anh, chỉ mình tôi khổ sở trong mớ tình cảm chưa rõ ràng này.
-Anh làm em thật sự quá bất ngờ, từ khi sang đây, em nhận được quá nhiều sự quan tâm của anh đến nỗi em sợ bản thân mình sẽ ngộ nhận điều đó là tình yêu anh dành cho em. Chính vì vậy mà em cố gắng không liên lạc với anh, tự mình xoay xở mọi việc, cố gắng giấu đi cái tình cảm đang nhen nhóm trong lòng. Đôi khi em chỉ muốn 2 năm trôi qua thật nhanh, để em được về nhà, để rời xa anh và không nghĩ đến anh nữa. Nếu không có trận ốm hôm đó, không biết 2 người chúng ta sẽ buông xuôi chữ duyên này như thế nào nữa. Bây giờ em lại yêu mưa Cali quá đỗi anh à, sau này về nước, em sẽ nhớ cơn mưa Cali chiều hôm đó lắm, nhờ có nó mà mình mới có thể hiểu nhau thế này…
-Anh định sẽ làm việc ở đây lâu dài, chuyện vợ con đôi khi anh cũng nghĩ qua loa, duyên nợ khi nào đến thì sẽ đến, không ngờ nó lại đến theo cách này em à. Bây giờ thì anh đã có ý định về nước luôn rồi, chắc bố mẹ anh sẽ mừng lắm đây. Anh sẽ chờ em hoàn thành xong chương trình học rồi mình sẽ cùng về, bố mẹ 2 bên tha hồ mà bất ngờ”.
Nói thế anh lại cười lớn trông rất đáng yêu nhưng sặc mùi tính toán vì anh đã vẽ đường cho tương lai của chúng tôi sau này một cách quá hoàn hảo như thế.
Các bạn có biết không, hôm đó chúng tôi đã đạp xe trọn một vòng hồ rộng mấy hecta chỉ để nói hết nỗi lòng, để mối duyên của chúng tôi được trở nên hoàn chỉnh. Đôi khi, duyên phận không hề bỏ chúng ta đi, nó chỉ tạm thời đi vắng để chờ thời điểm thích hợp, nơi thích hợp thì sẽ cho bạn gặp một người mà chữ duyên của bạn sẽ biến thành chữ phận. Nếu đã là của nhau, thì sẽ mãi mãi là của nhau, dù có mất bao lâu để chờ đợi, có mất bao xa để tìm đến. Và chắc chắn, bạn sẽ tìm thấy tình yêu của đời mình, ở một nơi nào đó, vì mỗi người đều mang trên mình một duyên phận, chắc chắn là thế.
Blog Radio chuyển thể từ truyện ngắn của T.H.V - tang.ha.van92@
Phương-Lộ là một làng nhỏ hẻo lánh, nằm lọt trong một thung lũng phía Nam chân núi Tản, cách chợ Đan-Lâm chừng bẩy dậm. Từ Đan-Lâm vào Phương-Lộ, trên con đường đất mòn, ngoằn ngoèo men theo dòng suối phải qua một chiếc cầu bằng đá vắt ngang suối, bên cạnh một ngôi đền nhỏ. Trong làng có lão già họ Nông, hai đời chuyên nghề buôn ngựa. Ông cụ sinh ra lão ngày trước là mã phu của triều Trần; khi mãn lính, trở về làng làm nghề buôn ngựạ Năm mười bốn tuổi, lão đã theo cha ra chợ Đan-Lâm học nghề. Lớn lên, lão đã nổi tiếng khắp vùng về môn xem tướng ngựa.
Lão Nông có con ngựa trắng, mình kim, lông trắng như bông, lại lấp lánh như có nạm kim cương, nên lão đặt tên nó là Kim-Bông. Lão thường khoe con ngựa này lão tìm mua được từ lúc nó chưa phát nha ở tận miền Nước-Hao. Lão đã từng đi nhiều nơi mà chưa thấy có con nào tướng phách toàn-mỹ như nó; có sức vượt hàng nghìn dặm với cái thể "cao đầu phóng vĩ" của nòi ngựa chiến.
Từ khi con Kim-bông bắc yên, ngày ngày lão cưỡi nó đi các nơi để buôn ngựa. Hàng năm những cuộc đua ngựa miền này, không cuộc đua nào vắng lão. Không cuộc đua nào con Kim-Bông không đoạt giải nhất. Từ đó tiếng con ngựa hay, mỗi ngày được truyền rộng ra khắp nơi và lọt đến tai chúa Trịnh. Thuở ấy chúa Trịnh đang cần tuyển mộ một đoàn kỵ binh để bình định đất nước, nên liền ủy một viên quan hầu cận, tìm đến tận nơi hỏi mua.
Lão nông tuy luyến tiếc con Kim-Bông, nhưng nghĩ đến cái tài của nó lão sẵn sàng trao lại cho viên quan mà rằng :"Con ngựa của bần dân thuộc loại quý mã, là vật, nhưng nó hiểu tiếng ngưồ. Bấy lâu nay nó sống với bần dân ở nơi sơn lâm hẻo lánh này, ăn cỏ núi, uống nước suối, tài nó có mà không được dùng, thật lòng bần dân cũng tiếc cho đời nó lắm ! Nay chúa công lại cho vời nó về chốn triều đình để dùng nó xông pha chiến trận, bần dân cũng được hả dạ vì đã làm vừa ý con quý mã và cũng bõ công nuôi nấng tập luyện". Lão Nông miệng nói tay trao cương cho viên quan. Con Kim-Bông cũng dỏng hai tai gật gật cái đầu như biết mình sắp được từ giã cảnh sơn lâm hiu quạnh, để về vùng vẫy chốn kinh thành.
Nguồn : Internet Tác giả : Phùng Cung Kiểu tập tin : PDF,MP4 Độ lớn tập tin : 50MB
Danh sách Link download (password nếu có: thuvienso.info):
“Sàigòn thất thủ” là tựa đề một loạt ký sự được đăng tải liên tục suốt gần một tháng trên Nhật Báo Sankei (1 trong những tờ báo lớn của Nhật) trong mục “Đặc Phái Viên của Thế Kỷ thứ 20” từ ngày 29 tháng 10 cho đến ngày 27 tháng 11 năm 1998. Người viết loạt ký sự này là ký giả Komori Yoshihisa, một đặc phái viên kỳ cựu của Nhật Bản đã có mặt tại Saigon trước và sau thời điểm 30/4/75. Vì được chứng kiến biết bao dữ kiện lịch sử liên quan đến việc việt cộng cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam cũng như nội tình của chính phủ Saigon lúc đó, nên ông đã có cái nhìn rất trung thực và đứng đắn về cuộc chiến Việt Nam vốn rất phức tạp trong một tình thế tương tranh gay gắt mà phe Cộng Sản chiếm phần ưu thế lúc bấy giờ, đặc biệt là bị đảng Cộng Sản Việt Nam xuyên tạc bóp méo để hòng đánh lừa dư luận thế giới. Nhận thấy tính cách giá trị của loạt bài này, dù đã được viết vào 9 năm trước, Tâm Thức Việt Nam xin được giới thiệu lần lượt loạt ký sự nói trên để quí độc giả có thêm chi tiết nghiên cứu và tham khảo qua phần chuyển dịch của Minh Tâm.
Đối với lực lượng “cách mạng” ở Việt Nam thì sự kiện Sài Gòn thất thủ đã là một chiến thắng vẻ vang mang tính cách lịch sử. Vào ngày 15. 5.1975, trong một buổi lễ chào mừng chiến thắng này, trên khán đài đặt trước cổng chính của Dinh Độc Lập cũ, những khuôn mặt nổi tiếng tiêu biểu của các chiến sĩ “cách mạng” đã tề tựu đông đủ. Đứng giữa khán đài là chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, một nhân vật từng sát cánh chiến đấu với Hồ Chí Minh trên 30 năm lúc đó cũng đã 87 tuổi. Tuy vậy, vóc dáng ông rất to béo, tròn trịa đẩy đà và trông ông vẫn còn mạnh khoẻ. Đứng ngay sau lưng ông, người ta thấy khuôn mặt của Lê Đức Thọ, một nhân vật chủ chốt trong tiến trình ký kết hiệp định Ba Lê. Cả hai người này đều là đại biểu của miền Bắc trong buổi lễ hôm đó. Dưới ánh nắng chói chang, trên khuôn mặt của ông Thắng và những người chiến sĩ “cách mạng” như càng thể hiện rõ nét tự hào về cuộc thắng lợi to lớn chiếm được miền Nam Việt Nam. Vì đối với họ, sau khi đánh đuổi được thực dân Pháp thì kế tiếp là buộc được Hoa Kỳ phải triệt thoái khỏi Việt Nam, đồng thời đánh tan luôn chính quyền miền Nam mà họ cho rằng đó là chính quyền bù nhìn của Hoa kỳ. Không tự hào sao được?
Nguồn : Internet Tác giả : Komori Yoshihisa Kiểu tập tin : MP3 Độ lớn tập tin : 60MB
Danh sách Link download (password nếu có: thuvienso.info):
Mùa Hè, những cơn mưa bất chợt ùn ùn kéo đến, ào ạt chụp xuống núi rừng Kontum, Pleiku... Trời thoắt trở lại xanh, cao khi mưa dứt, nắng hanh vàng ấm trong không khí gây gây lạnh, những đồi cỏ xanh dọc Quốc Lộ 14 bắt đầu óng mượt, cánh cỏ non lớn dài phơi phới dưới sau trận mưa đầu mùa và thung lũng xa vàng rực hoa hướng dương. Không khí, gió, trời mây và cỏ cây thay đổi hẳn, mới mẻ toàn khối, toàn sắc, vùng cao nguyên lộng lẫy, triền miên với từng hạt nắng vàng ối tan vỡ trên đồng cỏ xôn xao gió thổi...
Mùa Hè, gió Lào miền Quảng Trị, Thừa Thiên thổi từng luồng, từng chập, đưa “con trốt” chạy lừng lững trên cánh đồng cát chói chang, những đồi hoa sim, hoa dủ dẻ rung rinh bốc khói dưới mặt trời hạ chí. Giòng nước sông Hương, sông Đào, sông Bồ, Mỹ Chánh, Thạch Hãn đục hơn, thẫm màu hơn, lăn tăn từng sợi sóng nhỏ len lỏi khó khăn qua kẽ đá, bãi cát, chầm chậm chảy về phía Tam Giang, cuốn trôi theo đám lá tre già khô úa. Mùa Hè, những con đường thành nội Huế lốm đốm ánh trăng xuyên qua cành lá, cô gái chuyển tấm lưng sau lớp tóc dài dày kín, nâng khối tóc xôn xao lên khỏi chiếc gáy để cơn gió ngắn len qua hàng rào chè xanh thổi khô đi lớp mồ hôi rịn trên những lông tơ nõn. Mùa Hè, mưa rào tăm tắp đổ xuống kín trời An Lộc, chập chùng ẩn hiện những thân cây cao su nhoà vào nền trời xám tối, khu rừng biến thành khối đêm đen trong khoảng khắc, khối đen chuyển dịch, vẫy vùng ào ạt theo từng cơn lốc gió... Mưa tan, trời tạnh, ánh trăng lạnh nhô lên từ phương tây, cuối bình nguyên lồng lộng, núi Bà Đen ấn một nét đen thẫm thần bí trên nền trời xanh ánh trăng. Và đàn nai bắt đầu tung tăng từ đầu nguồn, cuối lạch... Đàn nai chạy vun vút qua rừng cây, trên đồng cỏ mượt sóng, chạy và ngừng lại, “bép” mấy tiếng âm u cùng ánh trăng chập chờn trên sóng cỏ.
Nguồn : Internet Tác giả : Phan Nhật Nam Kiểu tập tin : Độ lớn tập tin : 400MB
Thông báo từ blogviet.com.vn và Blog Radio - Danh sách bạn đọc nhận quà tặng kỳ 253:
Blog Việt - Blog Radio trân trọng thông báo các bạn đọc đã để lại phản hồi và nhận quà tặng là 01 cuốn sách - tuyển tập mới nhất của blogviet.com.vn Em yêu anh dù ngày mai có ra sao là các bạn đọc đã để lại phản hồi với tên sau:
Bạn đọc Trần Thị Phượng
Bạn đọc Đinh Thị Hiền
Bạn đọc Nguyễn Thị Ngọc Hạ
Bạn đọc Dieu
Bạn đọc Hương_Ivy
Bạn đọc Nhật Anh
Mời các bạn email lại Blog Việt theo địa chỉ blogviet@dalink.vn và để lại các thông tin cá nhân xác nhận - BBT sẽ căn cứ với địa chỉ email bạn đã gửi phản hồi tại website để xác nhận lại và thông báo hình thức nhận sách tặng! Cám ơn đông đảo bạn đọc đã tham gia cùng Blog Việt - Blog Radio, hẹn gặp bạn ở những chương trình tặng sách ngẫu hứng sau!
Lá thư trong tuần: Quên...
Này em, nhìn xem...
Cây sinh ra lá, chăm sóc lá, nuôi dưỡng lá rồi lá cũng lạnh lùng bỏ đi cùng cơn gió.
Mây quấn quýt trời cao rồi cũng đến lúc lặng lẽ trôi xa theo chiều gió.
Mưa làm giông làm bão, mưa u ám tâm hồn rồi cũng tạnh đi nhường cho nắng ấm áp bao phủ muôn loài.
Bình minh tươi sáng hé lộ rồi cũng chịu khuất phục trước vòng xoay trái đất mà nhường chỗ cho bóng đêm huyền bí.
Và ớt dù cay cũng ăn cả vỏ.
Chuối có ngọt cũng bỏ vỏ ngoài.
Đó chính là những qui luật của tự nhiên mà không ai trong chúng ta đủ quyền năng để thay đổi. Cũng như vậy, cuộc sống vốn có quy luật của sự đến và đi, của hợp và tan, của yêu và chia ly mà con người vẫn thường gọi đó là LÃNG QUÊN.
Này em, nghĩ xem...
Trái đất không phải hình vuông để em trốn vào những góc cạnh của nó, không phải hình tam giác để em leo lên đỉnh cao mà né tránh sự đời lại càng không thể là hình chữ nhật để em so sánh ngắn dài, cao thấp, hơn thua mà trái đất hình tròn để em đối diện với tất cả và cho những yêu thương được gặp lại lại nhau. Và cũng như vậy, điểm kết thúc của tình yêu cũng chính là nơi bắt đầu của hành trình quên lãng và khi quên lãng được bắt đầu cũng đồng nghĩa với việc em để cho cỗ máy yêu thương lại được vận hành trong trái tim em. Hãy tin rằng, rồi một ngày nào đó yêu thương trong em sẽ được đánh thức từ chính mảnh đất mang tên LÃNG QUÊN.
Này em, cảm nhận xem...
Đồng hồ trên tay em vẫn nhảy dây đều đều, tiếng xe cộ vẫn ồn ào bên tai em, cô bán hàng nào có ngưng tiếng rao chào mời, đứa em út đang cười sảng khoái với một bộ phim hài, mẹ em đang chuẩn bị bữa tối, ba em đang lao động vất vả và ngoài kia. Mọi thứ vẫn diễn ra bên em còn em sao lại mãi u buồn vì một kẻ tội đồ mang tên "nỗi nhớ"? Em có biết, cứ mỗi khắc qua đi em còn bầu bạn với "nhớ" chẳng khác nào em mua về cho mình nước mắt, u buồn, ủ dột và đánh mất những niềm vui đang vẫy gọi em ngoài thế giới xinh đẹp ngoài kia. Nhớ nhé em, thời gian có thể không xóa nhòa được tất cả, nhưng thời gian sẽ làm tốt nhiệm vụ của một kẻ thúc giục để em nhận ra, tuổi xuân em đang trôi qua từng khắc, hãy bầu bạn với bình yên để yêu thương giúp em xóa đi phần nào thương tích cho nhung nhớ mang lại, em nhé!
Ai đã từng yêu sẽ hiểu rõ độ khó của việc quên và ai đã từng cố quên sẽ hiểu được độ nhảm nhí của câu nói "quên đi cho xong, ngoài kia còn khối người đáng để yêu". Bởi nếu quên là việc dễ dàng thì đã chẳng có biết bao nhiêu người phải thổn thức và thương nhớ. Sẽ không có bài học nào dạy chính xác cách quên, không có phương thuốc nào đẩy lùi nỗi nhớ cũng chẳng có dòng thi ca nào giúp sự nhớ qua nhanh và sự quên kéo đến mà chỉ có trái tim ta nắm chìa khóa duy nhất mà thôi.
Trái tim khờ khạo của ta bắt nhịp yêu thương, tiếp nhận thói quen rồi nạp vào bộ nhớ bao nhiêu là hoài niệm mà có những lúc tưởng chừng như ta không thể thoát ra nhưng điểm khởi đầu cũng sẽ là nơi kết thúc và sự bắt nguồn yêu thương phải là nơi kết liễu nỗi nhớ.
Và em ơi, nhớ nhé...
Đừng nắm vội tay ai khi nỗi nhớ về quá khứ còn ám ảnh em bởi nỗi nhớ của em có thể sẽ là nỗi đau của người khác.
Đừng cứ sống với nỗi nhớ, bởi dẫu nó có đẹp nó cũng là quá khứ, mà đã là quá khứ thì nó mãi không quay về bên em với đúng hình thù xinh đẹp, ngọt ngào của nó ngày xưa đâu.
Và em ơi, đừng lầm tưởng với quên là xóa sạch, quên là khi em gác được nỗi nhớ vào một chiếc hộp trống rồi một ngày nào đó khi e mở lại chúng, chúng sẽ khiến em mỉm cười chứ không phải là bật khóc.
Nhớ lấy em nhé, hãy gác lại những hồi ức không đẹp, hãy quên đi những vết thương trong lòng để yêu thương lại trở về với đúng quĩ đạo của nó. Quên khó thật, những không - phải - là - không - được.
Gửi từ Hoang Ly - napa_hc@
Truyện ngắn:
Người cũ trên thiên đường
“Này, ra ngoài nhé, đừng đợi cơm”. Lâm dắt xe ra cửa chẳng cần đợi vợ anh đồng ý.Phượng vẫn đang lúi húi trong bếp vội vã ngẩng đầu hỏi: “Anh đi đâu?” Cánh cửa đóng sau lưng anh mang theo cả câu trả lời.
Người ngoài nhìn vào, anh chị luôn hạnh phúc, có chăng người ta góp ý Lâm cái ý ăn ý ở chưa xứng với cô vợ hết lòng vì chồng, có chăng người ta hỏi là hỏi sao mãi anh chị vẫn son rỗi, duy chỉ có chị hiểu, cái nỗi uẩn khúc bên trong. Người ta sống vì đam mê, còn Lâm sống vì trách nhiệm, Lâm tẩn mẩn chăm lo cho chị, hiếm có người chồng nào như anh, từng chút từng chút một, nhưng cái hạnh phúc được làm vợ, làm người đàn bà của anh, anh từ chối không cho cô. Từ ngày về với anh, gần năm nay, ngày nào anh cũng chăm chút từng giấc ngủ cho chị, nhưng chưa khi nào anh ở lại qua đêm trong phòng anh chị, giấc ngủ của anh luôn ở trong phòng làm việc.
Lâm lang thang ngoài đường, cơ man thế nào, anh dông xe ra tuốt ngoài sân bay, đã lâu lắm rồi anh mới chạy xe máy ra ngoài này hóng gió. Nhiều người bạn bảo anh điên, thuốc lúc nào cũng đầy bao, hộp quẹt hàng xịn, nhưng chẳng bao giờ thấy anh hút thuốc. Họ phát hiện, hóa ra Lâm có thú vui tao nhã là đốt thuốc rồi để không, ngắm nó cháy trong tay. Thú vui khác người.
Sự thực thì anh chẳng chủ tâm đến nơi này, nhưng cứ mải miết suy nghĩ, mải miết nhớ. Cái nỗi nhớ trong anh cứ gặm nhấm từng ngày, nó chẳng phải cơn đau đột ngột mà là nhói mỗi lúc một chút. Anh nhớ như in cái ngày anh cũng dông xe máy ra đây_ ngày cô đi. Anh nhớ từng lời cô nói, nhỏ nhẹ nhưng khiến anh không thể quên: “Em không thể cho anh hạnh phúc anh cần, còn trong hạnh phúc của em, không có bóng dáng anh”.
Mất thời gian dài, anh cố quên cô trong bận rộn công việc, trong những thứ anh hay nói với cô là kế hoạch anh làm cho cuộc sống của anh và cô sau này, nhưng giờ mình anh bước tiếp. Có vẻ anh đã làm được, hay chí ít là cái bề ngoài mọi người nghĩ như vậy, nhưng sâu thẳm trong tim anh, vị trí cô để lại quá lớn.
Điếu thuốc tàn dần trên tay anh..
Anh vẫn nhớ, từng chút, từng chút một, ngày anh nhận cuộc điện thoại ấy, vẫn số máy quen, nhưng giọng của một người lạ, người ta nói cô muốn anh ra đón cô ngoài sân bay, hôm nay cô về nước. Anh dù cố nén mọi thứ nhưng khấp khởi một niềm tin, nhỏ nhoi sau bao ngày xa cách nhưng mạnh mẽ dữ dội.
Đúng giờ ấy, anh có mặt, bao năm, anh vẫn thói quen ấy, thói quen khiến nhiều lúc cô thấy tội nghiệp anh, anh luôn đúng giờ. Nhiều lúc cô cho anh chờ cả tiếng đồng hồ vì cái sự trễ nải của mình, nhưng anh vẫn đợi.
Mỉm cười nhớ lại từng mảnh kí ức, cuối cùng chuyến bay anh đợi cũng đến. Nhưng đợi mãi, chẳng thấy cô, hành khách cứ tan dần theo niềm hân hoan hội ngộ, số người đợi thưa dần mang theo hi vọng nơi anh. Nhấc máy gọi số cô, giọng người lạ kia vang lên ngay: “Chào anh, tôi đang đợi anh ở phòng đợi số 4, ghế số 2, hàng B”.
Tất tả, anh vội vã đến nơi hẹn. Quái, sao chẳng thấy cô đâu, chỉ thấy một cô gái khác đang ngồi đó. Đánh bạo, anh tới bắt chuyện:
“Chào cô. Xin thứ lỗi, tôi là Lâm, có phải tôi vừa nói chuyện với cô không?”
“Chào anh, vâng là tôi. Quả đúng như những gì Lam Anh nói, anh vẫn vậy”.
“Thế Lam Anh đâu rồi?”
“Cô ấy…cô ấy ở đây anh ạ”.
Cô gái nghẹn giọng nhấc cái hộp nhỏ kèm theo một chiếc túi nhỏ trong balo cô đang ôm trước ngực trao cho anh.
Ngày Lam Anh đi, cô khiến anh suy sụp, ngày cô về, anh đón cô trong lặng lẽ. Cô mất đột ngột sau một tai nạn trên đường tới trường, người ta tìm lại mọi thứ cô có, duy chỉ có thông tin về một người tên Lâm, với địa chỉ và số điện thoại lưu rõ ràng, chẳng một dòng nào khác cho gia đình. Đó là lý do họ gọi anh.
Lẽ thường, người ta sẽ khóc, nhưng anh, chẳng còn nước mắt để khóc nữa, anh bật cười, tiếng cười ai oán sầu não. Anh ôm cô, vuốt ve như ngày cô còn nhong nhong trong lòng anh, anh vuốt ve cô mà không sợ cô lảng tráng như lần cuối họ gặp nhau nơi này.
Anh lết về nhà, đặt cô trên giường ngủ của anh như ngày trước cô vẫn ở đó mỗi lúc bên anh. Bây giờ anh mới có thì giờ để ý chiếc túi mới nhận. Đúng là túi của Lam Anh, chỉ khác kích cỡ, nhưng màu sắc là một. Một chút tư trang của cô, một bức thư đề “Gửi ….” Anh biết người nhận, đó là cái tên cô mất bao đêm nghĩ dành cho anh, còn anh, mất bao ngày tháng mới được cô giải thích. Cầm máy gọi sang số của cô, chiếc máy trên bàn vang lên tiếng nhạc và cái tên mà đến tận bây giờ, cô vẫn lưu riêng cho anh.
Run run, anh đọc từng dòng. Cô viết rất nhiều, tất cả đều cho anh, cô quyết rời anh ngay khi cả hai còn yêu nhau, bởi tại lúc đó cô và anh chưa phù hợp để bước tiếp nhưng anh vẫn cố gắng níu giữ, không chịu buông tay, còn cô, dù đau khổ, vẫn cố giấu mọi thứ, không chia sẻ cùng ai. Cô thương anh tiều tụy nhưng đó là cần thiết cho anh, dù nó khiến chính cô tan nát.
Hơi nóng phả mạnh vào bàn tay, anh giật mình ngó xuống, điếu thuốc cháy tàn từ khi nào, anh quay xe về nhà. Lúc đi, mọi thứ còn lem nhem, giờ đã tối hẳn, thành phố đã lên đèn.
Ngang qua con đường, đang cố phóng nhanh vượt qua đầu xe tải trước mặt, bất chợt anh nghe thấy trong gió tiếng nói văng vẳng bên tai: “Anh này, đi chậm thôi anh”. Anh nhớ câu gắt của Lam Anh mỗi lần anh vội vã. Đã từ lâu, cả hai đều cố chối bỏ, nhưng anh và cô cứ lặng lẽ làm theo những lời mà ngày còn bên nhau, vì ương ngạnh nên chẳng chịu nghe, dù biết nó đúng.
Lâm về nhà, nhẹ nhàng mở cửa, Phượng ngủ gục bên bàn ăn, dù cố nhẹ nhàng, nhưng cô vẫn tỉnh giấc.
“Anh về đấy à, anh ăn chưa?”
“Chưa, còn em?”
“Em đợi anh về, chờ em nhé, em nấu lại đồ”
Cái lẽ thường, anh chẳng ngồi đợi cô nói nửa câu, sẽ lại chui tọt vào phòng làm việc, kệ cô nấu nướng rồi ới anh ra. Nhưng hôm nay, anh ngồi lại trong phòng ăn. Anh ngắm cái dáng bé nhỏ liêu xiêu bên bếp lửa.
Phượng đến với anh khi trong anh hình ảnh Lam Anh còn quá nhiều, nhưng cô yêu anh, cô yêu cả cái ước mơ giản dị của anh, cô chăm lo không chỉ cho anh mà cho cả gia đình bên anh theo cái cách mà chính anh nhiều lúc muốn cũng chẳng làm được. Từ ngày có cô, cuộc sống của anh thay đổi, cô tẩn mẩn chăm sóc anh, cô yêu anh, yêu anh quá nhiều. Nhưng anh, anh đến với cô, chỉ vì cô đến đúng thời điểm, đúng lúc, vì cô phù hợp là vợ của anh theo chính những gì anh muốn mà người anh yêu không làm được. Ngày cưới, anh biết cô khóc, nước mắt hạnh phúc cũng có, nhưng nước mắt tủi thân cũng nhiều, vì ngày họ về bên nhau cũng chính là ngày cưới anh đã định cùng Lam Anh, chỉ khác năm. Đêm đầu tiên là vợ anh, cô cũng khóc, khóc không phải vì sung sướng được là người đàn bà của anh, mà cô khóc vì sự lãnh đạm anh mang lại. Cô biết anh chưa khi nào quên được Lam Anh, dù nỗi đau để lại dày vò, nhưng tim anh chỉ có mỗi Lam Anh.
Bữa cơm muộn của hai vợ chồng, anh cứ lẳng lặng ăn uống, bỏ mặc Phượng, mải mê nỗi nhớ Lam Anh. Nghe có tiếng ho húng hắng, anh mới trở lại với thực tại, hình như Phượng ốm, mà cho dù Phượng ốm hay không, anh cũng đâu biết. Bất giác anh cảm thấy mình có lỗi. Phượng sốt thật, cô ốm, ốm vì sức khỏe, ốm vì héo hon đợi chờ anh ban phát tình cảm. Đưa cô về phòng, ngồi bên đợi cô ngủ, Lâm lặng lẽ đi ra, chợt có bàn tay níu anh lại:
“Anh, đêm nay anh ở bên em được không, em sợ”
Thoáng chần chừ, anh nhìn vào đôi mắt van lơn ấy. Đêm nay anh ở lại bên cô, ôm cô thật chặt trong tay, cô run rẩy nằm gọn trong lòng anh. Tiếng thở đều nhịp của cô khiến anh yên lòng.
Sáng sớm, anh tỉnh dậy, lần đầu tiên trong đời anh biết đến việc xin phép nghỉ làm chăm vợ ốm. Mọi người tưởng anh có vấn đề, từ trước đến giờ, cái bản thân anh còn để vợ chăm, giờ anh nghỉ làm chăm vợ, hẳn trời mưa to. Mà quả thật, trời mưa to thật, Phượng cản nhưng anh vẫn đi ra ngoài sắm đồ nấu nướng cho cô, lâu lắm rồi anh mới học cách quan tâm lại người khác. Phượng cứ lặng lẽ theo anh, nhưng sự chân thành của cô hình như đã cảm hóa được trái tim sắt đá nơi anh.
Rồi Phượng cũng khỏe, còn anh cũng quen dần với việc ở lại trong phòng anh chị.
…
Năm năm sau, anh về thăm tôi, bên cạnh là Phượng cùng cô bé xinh xắn tíu tít bên anh. Tiếng cô bé líu lo nói trong gió: “Cô à, bố mẹ và con ra thăm cô, mẹ bảo tên cô rất đẹp nên đòi bố đặt tên cho con giống cô” - Tôi khóc, muốn nói điều gì đó với anh, nhưng tôi vô hình, nói đâu ai nghe. Anh giờ hạnh phúc bên mái ấm anh cần, còn tôi, tôi vẫn mãi nhớ anh.
Chuyển thể từ truyện ngắn của Le Quang Anh lequanganh_1102@